T2, 06 / 2025 3:29 chiều | dieulinh

Dấu doanh nghiệp gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp ngay từ khi thành lập, được sử dụng để đóng lên các văn bản, giấy tờ của doanh nghiệp với đối tác, cơ quan chức năng. Việc sáp nhập tỉnh có ảnh hưởng đến con dấu doanh nghiệp hay không là điều mà nhiều doanh nghiệp thắc mắc, hãy cũng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau:

Sau khi sáp nhập tỉnh doanh nghiệp có cần làm lại dấu?

1. Nội dung dấu doanh nghiệp

Theo Luật Doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu. Theo đó, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều loại dấu để làm dấu công ty như dấu tròn, dấu vuông, dấu oval. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường lựa chọn loại dấu tròn để khắc dấu công ty. Trên dấu có các thông tin cơ bản của công ty như tên công ty, địa chỉ, mã số thuế.

Ngoài các thông tin cơ bản, doanh nghiệp có thể khắc vào con dấu các nội dung như: logo, slogan hay những nội dung khác theo nhu cầu.

Khi thay đổi các thông tin của công ty hiển thị trên dấu như tên công ty, địa chỉ, bạn cần thay đổi con dấu để phù hợp với thông tin hiện tại của doanh nghiệp.

2. Thay đổi con dấu khi sáp nhập tỉnh

Đề án sáp nhập tỉnh thành trên cả nước có hiệu lực từ ngày 01/07/2025. Khi sáp nhập tỉnh, các ổ chức, doanh nghiệp có thể cần phải làm lại dấu nếu thông tin trên dấu thay đổi do sáp nhập. Việc này phụ thuộc vào việc thông tin trên con dấu có bao gồm tên tỉnh (hoặc thành phố) và liệu thông tin này có thay đổi sau khi sáp nhập hay không. Như vậy, nếu việc sáp nhập tỉnh có ảnh hưởng đến địa chỉ doanh nghiệp có hiển thị trên con dấu, doanh nghiệp cần thay đổi con dấu hiện tại của mình.

Theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025, tỉnh Kiên Giang sẽ hợp nhất với tỉnh An Giang, lấy tên là tỉnh An Giang. Bởi vậy, sau ngày 1/7, các doanh nghiệp tại Kiên Giang nên thực hiện đổi thông tin trên con dấu doanh nghiệp theo địa chỉ mới.

3. Thủ tục thay đổi dấu doanh nghiệp

Sau khi sáp nhập tỉnh doanh nghiệp có cần làm lại dấu?

Trước đây, doanh nghiệp cần làm thủ tục thông báo mẫu dấu lên cơ quan đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp làm lại con dấu mới cần thông báo mẫu dấu với Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp 2020 đã bỏ quy định về thủ tục Thông báo mẫu dấu, cho phép doanh nghiệp tự quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp. Quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng con dấu. Kể từ thời điểm 01/01/2021, khi Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực, doanh nghiệp khi làm lại con dấu không cần phải tiến hành thủ tục Thông báo mẫu dấu mới của doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Như vậy, nếu con dấu doanh nghiệp của bạn cần phải thay đổi sau khi sáp nhập tỉnh, bạn có thể liên hệ với đơn vị khắc dấu để làm dấu mới hoặc thay đổi mẫu dấu và tự quyết định nội dung, hình thức con dấu mới theo lựa chọn của mình mà không cần phải làm thủ tục thông báo mất dấu hay đăng ký mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh nữa.

Lưu ý: Đối với doanh nghiệp đã đăng ký tài khoản ngân hàng và lưu lại mẫu dấu công ty, khi thay đổi dấu công ty thì người đại diện theo pháp luật của công ty cần đến ngân hàng làm thủ tục thay đổi mẫu dấu với ngân hàng.

Quý khách có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi ôi qua hotline: 0966.325.700- 0989.347.858 để được giải đáp.

 

Bài viết cùng chuyên mục